NHỮNG NGHI THỨC CƯỚI THEO TÔN GIÁO MÀ BẠN CẦN BIẾT

Những nghi thức cưới theo tôn giáo đều thể hiện tính văn minh của mỗi loại hình tôn giáo mà bạn cần phải biết. Cùng với những lời thề ước, dạy bảo và chứng giám của người đại diện tôn giáo, lễ cưới theo nghi thức tôn giáo không chỉ là nét đẹp cần được tôn trọng, phát triển và giữ gìn, mà còn đặc biệt ý nghĩa với các cô dâu, chú rể có truyền thống tín ngưỡng trong gia đình.

NHỮNG NGHI THỨC CƯỚI THEO TÔN GIÁO MÀ BẠN CẦN BIẾT

Lễ Hằng Thuận – lễ thành hôn theo nghi thức Phật Giáo

Lễ Hằng Thuận là nghi thức lễ cưới được tổ chức trang nghiêm tại chùa hoặc thiền viện. Ngoài ra, lễ Hằng Thuận cũng có thể tổ chức tại nhà thờ tổ của dòng họ. Theo tên gọi, “Hằng” là thường xuyên, luôn luôn, còn “Thuận” là hòa thuận, đồng thuận hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Ý nghĩa của lễ Hằng Thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.

NHỮNG NGHI THỨC CƯỚI THEO TÔN GIÁO MÀ BẠN CẦN BIẾT

Phật chưa hề khuyến khích chuyện lứa đôi; nhưng giáo lý Phật có dạy về bổn phận của vợ đối với chồng, chồng đối với vợ, con cái đối với cha mẹ, cha mẹ đối với con cái. Nếu hai Phật tử là người đã quy y, hoặc chưa quy y, nhân ngày cưới, sắm sửa lễ vật nhang đèn, hoa quả đến chùa nhờ Thầy làm lễ chú nguyện cho hai Phật tử và có sự chứng kiến của hai họ. Quý Thầy sẽ tụng kinh, trì chú, đọc lời dạy của Ðức Phật theo như trong tinh thần của “kinh Thiện Sanh”. Sau đó hai người đọc lời phát nguyện trước Tam bảo và sau cùng là lễ trao nhẫn cho nhau. Sau phần tụng kinh lễ Phật, cô dâu chú rể đến lễ ông bà và cảm ơn những người tham dự cũng như đón nhận những lời chúc tụng hoặc quà cưới và cuối cùng là tiệc trà Ðạo vị. Lễ cưới tổ chức theo kiểu này gọi là “Lễ Hằng Thuận”. Người khởi xướng nghi lễ này là ông Đồ Nam Tử (1883-1940). Ông tên thật là Nguyễn Trọng Thuật quê tỉnh Hải Dương.Lễ Hằng Thuận đầu tiên là Lễ cưới của ông Hoàng Văn Tâm và bà Lê Thị Hoành ở chùa Từ Đàm (Huế). Năm 1971, hoà thượng Thích Thiện Hoa chính thức dùng hai chữ “Hằng Thuận” để chỉ nghi lễ kết hôn trước cửa Phật.

CÔ DÂU CHÚ RỂ NÊN CHUẨN BỊ LỜI CẢM ƠN TRONG ĐÁM CƯỚI NHƯ THẾ NÀO?

Lễ cưới theo đạo Cao Đài

Chiếu theo Tân Luật Cao Đài điều thứ 6 đến thứ 10 dạy sự chọn hôn trong người đồng Đạo, trừ khi nào người ngoài ưng thuận nhập môn thì mới được kết làm giai ngẫu. Tám ngày trước Lễ Sính hôn, chủ hôn trai phải dán bố cáo nơi Thánh Thất sở tại cho trong bổn đạo hay biết, sau khỏi điều trắc trở. Làm Lễ Sính hôn, hai đàng trai và gái phải đến Thánh Thất hoặc Đền Thánh mà cầu lễ Chứng Hôn (Lễ Hôn Phối).

NHỮNG NGHI THỨC CƯỚI THEO TÔN GIÁO MÀ BẠN CẦN BIẾT

Tất cả người trong Đạo khi kết thành hôn nhân cho con cháu, phải tuân hành theo Tân Luật như sau: Trước hết phải chọn hôn là người trong Đạo, như điều thứ 6 của Tân Luật. Trước ngày Sính hôn, phải đăng bát nhựt tại Thánh Thất sở tại, như điều thứ 7 của Tân Luật. Khi làm lễ cưới, gả, hai đàng trai và gái phải xin phép lập lễ Hôn Phối tại Thánh Thất hoặc Đền Thánh theo điều thứ 8 của Tân Luật. Cấm không được cưới hầu thiếp, trừ khi nào không con nối hậu thì đặng phép cưới hầu thiếp nhưng chính người chánh thê đứng cưới mới đặng (Điều thứ 9 Tân Luật). Cấm người trong Đạo không được để bỏ nhau, trừ khi ngoại tình hay thất hiếu với công cô (Điều thứ 10 Tân Luật).

Lễ cưới theo nghi thức công giáo

Cưới xin là một nghi lễ quan trọng đối với người Thiên Chúa giáo. Những nghi lễ này của họ được tổ chức rất chặt chẽ và rất được coi trọng. Lễ cưới được gọi là “Bí tích Hôn phối” và được tổ chức ở nhà thờ. Mọi nghi lễ đều do linh mục của nhà thờ lo liệu (thường thì có nhiều quy định trước khi tổ chức lễ cưới). Lễ cưới ở nhà thờ cũng có nghi lễ đeo nhẫn cưới cho chú rể và cô dâu. Nếu chú rể và cô đâu đã đeo nhẫn cưới ở nhà thì khi đến nhà thờ, linh mục cũng lặp lại nghi thức đeo nhẫn. Người chứng giám được hiểu là người đại diện cho Đức Chúa Trời như Cha xứ, linh mục. Một đám cưới của người Thiên Chúa giáo có thể không được tổ chức tại nhà thờ nhưng người chứng giám là nhân vật không thể không có. Cha xứ hay linh mục là hiện diện cho Đức Chúa Trời trong buổi lễ quan trọng này, là người chứng giám và thể hiện ý Chúa cho phép hai người được lấy nhau.

NHỮNG NGHI THỨC CƯỚI THEO TÔN GIÁO MÀ BẠN CẦN BIẾT

Đám cưới của người Thiên Chúa được coi như một hoạt động tôn giáo. Có cầu nguyện, các bài hát nhà thờ và một bài giảng kinh thánh về hôn nhân. Cũng như người phương Đông, đám cưới được tổ chức trước sự chứng kiến đông đảo của người thân, bạn bè của cô dâu, chú rể và tất nhiên không thể thiếu người chứng giám là Cha xứ hay linh mục.

5 mẹo đợn giản tự làm hoa trang trí đám cưới thật xinh

Chú rể đã đứng đợi sẵn trên bục cao , trước mặt Người chứng giám để đợi cô dâu. Cô dâu sẽ xuất hiện cùng với người cha của mình và được cha dắt đến trao cho chú rể. Trước mặt người chứng giám tất cả mọi người, cả hai nếu đồng ý lấy nhau sẽ nói lời hứa yêu thương nhau suốt đời. Những lời nói hứa của họ được công khai trước mặt mọi người. Lời hứa vô cùng quan trọng, nó không chỉ là lời cam kết gắn bó cuộc sống với nhau giữa hai vợ chồng mà còn mang ý nghĩa tâm linh như là lời hứa của họ với Chúa Trời.Khi cả hai người đã đồng ý và hứa hẹn trước Chúa, người chứng giám sẽ tuyên bố hai người chính thức trở thành vợ chồng. Chú rể sẽ trao nhẫn và hôn cô dâu trước mặt mọi người như để công khai cuộc hôn nhân của họ với tất cả.

NHỮNG NGHI THỨC CƯỚI THEO TÔN GIÁO MÀ BẠN CẦN BIẾT

Chiếc nhẫn với hình vòng tròn được người Thiên Chúa coi là biểu tượng của sự trường tồn và vĩnh cửu. Chính vì vậy nhẫn là vật không thể thiếu và được chú rể trao cho cô dâu như lời hứa hẹn họ sẽ sống trọn đời bên nhau. Tại một số đám cưới của người Thiên Chúa bạn sẽ thấy cô dâu và chú rể, mỗi người cầm một ngọn nến. Đừng ngạc nhiên vì mỗi cây nến họ cầm tượng trưng cho cuộc sống riêng của mỗi người trước khi kết hôn. Cả hai sẽ dùng cây nến của mỗi người thắp chung một cây nến khác và cùng thổi tắt cây nến riêng của họ.

(Sưu Tầm)

Đăng ký ngay để nhận ưu đãi

NHỮNG NGHI THỨC CƯỚI THEO TÔN GIÁO MÀ BẠN CẦN BIẾT

(NANCYPHAM BRIDAL)

dịch vụ trọn gói