Đám cưới vốn rất quan trọng và cần phải chi tiêu rất nhiều trong quá trình chuẩn bị đến tận ngày cưới, sau cưới. Khoản chi phí này có khi do cha mẹ hai bên lo, có khi do cô dâu chú rể lo. Cho dù nguồn ngân sách sử dụng cho ngày cưới có được từ đâu, thì việc quản lý và quyết định chi dùng là một ‘thử thách’ không nhỏ với cô dâu chú rể, nhất là khi đóng góp đến từ nhiều phía. Để tránh những va chạm và tranh luận không đáng có trong quá trình chuẩn bị ngày cưới, cả hai nên có chung những nguyên tắc và thỏa thuận trong việc sử dụng ngân sách cho ngày cưới.
NHỮNG SAI LẦM CÔ DÂU NÊN TRÁNH KHI LÀM TÓC CƯỚI
CÙNG NANCY PHẠM LÊN KẾ HOẠCH CHO 1 ALBUM CƯỚI HOÀN HẢO
Đầu tiên nhất, cả hai nhân vật chính nên có sự trao đổi thẳng thắn với nhau trước về tình hình tài chính của hai bên. Các khoản chi tiêu cần có cũng nên được liệt kê chi tiết để dự liệu ngân sách cho đám cưới. Sau đó, cả hai sẽ cùng bàn bạc trao đổi với gia đình. Tùy khả năng và sự hỗ trợ của gia đình mà cô dâu chú rể có thể biết được ngân sách cưới của mình sẽ có bao nhiêu so với dự kiến và từ những nguồn nào.
Khi đã xác định được ngân sách, cô dâu chú rể cũng nên thống nhất một vài thỏa thuận trong việc lựa chọn và chi dùng. Các quyết định trong đám cưới đều cần có sự thống nhất của cả hai. Với những hạng mục có liên quan đến cả hai bên gia đình (như chọn địa điểm tổ chức tiệc, menu thức ăn, nghi lễ truyền thống, v.v) cần tham khảo thêm ý kiến của người lớn.
Nếu ngân sách cưới có thể quy về một mối (một tài khoản riêng biệt là một gợi ý), cô dâu và chú rể cần thực hiện việc ghi nhớ, quản lý những khoản chi tỉ mỉ để tránh thất thoát. Trường hợp không thể quy hết ngân sách cưới về một mối, cô dâu chú rể có thể lựa chọn cách phân chia ‘ai-lo-việc-nấy’. Cụ thể hơn: cô dâu và gia đình sẽ chi trả cho các hạng mục diễn ra phía nhà gái như lễ ăn hỏi, váy cưới, lễ vu quy, v.v… Tương tự, chú rể và gia đình sẽ đảm bảo các hạng mục phía nhà trai bao gồm lễ đón dâu (thành hôn), mâm quả, nhẫn cưới, nữ trang,v.v… Phần album ảnh cưới và tiệc cưới ở nhà hàng sẽ quyết định tùy vào sự phân chia của hai gia đình, hoặc sẽ do chính cô dâu chú rể tự chi trả.
Trong bất kỳ trường hợp nào, thì thái độ khi đề cập đến chuyện tiền bạc trong đám cưới đều rất quan trọng bởi tính nhạy cảm và tế nhị của nó. Nếu tự chi trả tiền cưới, cô dâu chú rể cần có thái độ lễ phép, hòa nhã trong quá trình chuẩn bị tiệc cưới, tránh để bố mẹ có tâm lý bị con cái xem thường.
Trường hợp nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, cô dâu chú rể cũng nên chú ý đến việc dung hòa giữa sở thích cá nhân với những mong muốn của người lớn. Tách hẳn một phần tiền (khoảng 15-20%) ra khỏi ngân sách ban đầu để dự trữ cũng là một gợi ý tốt. Sau khi thanh toán cho đám cưới, có thể dư, hoặc thiếu – cả hai sẽ đối mặt và xử lý vấn đề này như thế nào cũng nên dự trù trước.
Đăng ký ngay để nhận ưu đãi
(NANCYPHAM BRIDAL)
Bình luận (0)
Để lại bình luận