NGUỒN GỐC CỦA PHONG TỤC ĐEO NHẪN CƯỚI

NGUỒN GỐC CỦA TRUYỀN THỐNG-PHONG TỤC ĐEO NHẪN CƯỚI

Giây phút hạnh phúc nhất của đời người chính là giây phút trao lời thề nguyền thiêng liêng và trao nhau chiếc nhẫn cưới minh chứng cho tình yêu đôi lứa bền chặt. Nhưng ít ai biết rõ về NGUỒN GỐC CỦA PHONG TỤC ĐEO NHẪN CƯỚI này.

NGUỒN GỐC CỦA PHONG TỤC ĐEO NHẪN CƯỚI

Ngày nay nhẫn cưới rất đa dạng về kiểu dáng và phong cách để phục vụ cho nhu cầu của lứa đôi trong ngày cưới. Tuy vậy, không ai biết chắc chắn truyền thống, phong tục đeo nhẫn cưới này bắt nguồn từ đâu. Một vài ý kiến cho rằng:

Nhẫn cưới có nguồn gốc từ văn minh Ai Cập cổ đại: Ban đầu nó được bện bằng cói và lau sậy, đeo vào các ngón tay như một đồ trang trí cho những người phụ nữ ở thời đại cách đây 4.800 năm. Đối với người Ai Cập, vòng tròn chính là biểu tượng của sự vĩnh cửu, người phụ nữ được nhận một chiếc nhẫn cưới có nghĩa rằng nàng đã nhận được một tình yêu bất từ - một tình yêu không có điểm kết thúc!

Nhẫn cưới bằng cỏ, cói có nguồn gốc phong tục Hy lạp cổ đại

NGUỒN GỐC CỦA PHONG TỤC ĐEO NHẪN CƯỚI

Nhẫn cưới có nguồn gốc từ thời La Mã: Vòng tròn của nhẫn cưới là hình ảnh của mặt trời, của trái đất và vũ trụ. Nó tượng trưng cho sức mạnh, sự gắn kết bền chặt và quyền sở hữu đối phương.

Nhẫn cưới có nguồn gốc từ Hán học: xuất phát từ chữ “nhẫn” theo Hán học có nghĩa là nhẫn nại, chịu đựng. Hình thức viết chữ “nhẫn” như hình một con dao đâm vào tâm. Chữ “Nhẫn” ở đây được cắt nghĩa theo quan niệm đạo đức vợ chồng: nhẫn nại và kiên trì với nhau trong cuộc sống.

NGUỒN GỐC CỦA TRUYỀN THỐNG, PHONG TỤC ĐEO NHẪN CƯỚI

Chiếc nhẫn cưới ban đầu được làm từ vật liệu tự nhiên như cỏ cây, lau sậy, cói…Sau đó, được làm bằng da, xương, ngà, răng của các loài thú có trong các cuộc săn bắn. Khi đồ kim loại xuất hiện thì nhẫn cưới được nâng cao giá trị hơn với những thiết kế bằng vàng, bạc, kim cương, đá quý,…

Tùy theo quan niệm ở mỗi thời đại mà nhẫn cưới được đeo ở các ngón tay khác nhau, trên cả bàn tay trái và phải. Người Hy Lạp cổ thì đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón tay thứ tư – ngón tay có tĩnh mạch từ tim chạy qua để thể hiện cho sự kết nối với con tim.

NGUỒN GỐC CỦA TRUYỀN THỐNG, PHONG TỤC ĐEO NHẪN CƯỚI

Một giả thuyết khác cho rằng đeo nhẫn bên tay trái để tránh hao mòn chiếc nhẫn thiêng liêng, vì đa phần con người đều thuận làm việc bằng tay phải. Đồng thời ngón tay thứ tư là ngón tay thường ít được sử dụng nhất. Điều này sẽ bảo vệ cho chiếc nhẫn cưới được an toàn suốt đời.

Có nhiều nguồn gốc, phong tục đeo nhẫn cưới do văn hóa, thói quen và sở thích khác nhau. Nhưng dù hình thức như thế nào thì chiếc nhẫn cưới vẫn chỉ là vật tượng trưng cho tình yêu bền chặt, chân thành của đôi lứa. Con người cần yêu thương, thủy chung với nhau để gìn giữ tình yêu thiêng liêng như khi trao nhẫn thề nguyền.

Đăng ký ngay để nhận ưu đãi

NGUỒN GỐC CỦA TRUYỀN THỐNG-PHONG TỤC ĐEO NHẪN CƯỚI

(NANCYPHAM BRIDAL)

dịch vụ trọn gói