Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những nét truyền thống của người dân Việt Nam nhằm thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đối với mỗi vùng miền khác nhau thì lại có những cách bày mâm ngũ quả khác nhau nhưng đều mang một ý nghĩa chung nhất.

ĐỂ CÓ BỘ ẢNH XUÂN THẬT ĐẸP Ở SÀI GÒN NÊN CHỤP TẠI ĐÂU?

3 CẢNH ĐẸP CHỤP HÌNH TẾT CỰC KÌ CHẤT CHO CÁC BẠN MIỀN NAM

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết Mâm ngũ quả ngày Tết bao giờ cũng có 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau với mong ước sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên. Trong mâm ngũ quả thường có: nải chuối màu xanh tượng trưng Đông phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê màu trắng tượng trưng Tây phương, bưởi màu vàng tượng trưng Trung phương, và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương. Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả ngày Tết

Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời. Hiện nay mâm ngũ quả cũng được bày biện phù hợp với tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng. Ý nghĩa và cách bài trí mâm ngũ quả lộc lá cả Mâm ngũ quả đặc trưng của ba miền.

Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả ngày Tết

Miền Bắc

Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.

Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả ngày Tết

Miền Trung

Do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa mâm ngũ quả, chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…

Nhìn chung mâm ngũ quả bày trên ban thờ không cần nhiều về số lượng. Tất cả chỉ cần gọn gàng và sạch sẽ, vậy là đủ. Miền Nam Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”… Mâm ngũ quả người miền Nam thường mâm ngũ quả thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.

Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả ngày Tết

Miền Nam

Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”… Mâm ngũ quả người miền Nam thường mâm ngũ quả thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.

Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày nay tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).

Bạn vừa xem xong cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết, còn Ý NGHĨA TỪNG LOẠI TRÁI CÂY TRƯNG BÀN THỜ TẾT VÀ NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ thì sao? Mời bạn xem tiếp bài viết mà Nancy Phạm sẽ cập nhật ngay trong ngày mai nhé!

Đăng ký ngay để nhận ưu đãi

Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả ngày Tết

(NANCYPHAM BRIDAL)

dịch vụ trọn gói