Cúng ông Táo: đừng để “tan cửa nát nhà” vì không biết những điều này

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm là người người nhà nhà lại tất bật chuẩn bị để đưa ông Táo về trời tâu sự việc của gia chủ với Ngọc Hoàng, đánh dấu sự kết thúc của năm cũ.

Tập tục cúng đưa ông Táo về trời đã được lưu truyền từ rất lâu trong dân gian. Theo truyền thuyết, vào ngày này ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo những điều tốt, xấu của gia đình trong suốt năm qua. Mặc dù là truyền thống lâu đời, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết cách cúng sao cho đúng để mang tài lộc vào nhà trong dịp năm mới.

Chỉ còn vài ngày nữa là cúng ông Táo rồi, chị em mình lưu ý lễ cúng ông Táo nhé! Đừng để "tan cửa nát nhà" vì không biết những điều cơ bản chuẩn bị, cúng kiếng này.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp mà ai cũng nên biết để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có khiến gia đình xào xáo, tài vận đi xuống trong dịp năm mới.

Cúng ông Táo: đừng để “tan cửa nát nhà” vì không biết những điều này

5 điều cô dâu mới nhất định phải làm trong dịp Tết

Những thứ cần chuẩn bị khi đưa ông Táo về trời

Một trong những thứ không thể thiếu đó chính là mũ ông Công, theo ông bà ta ngày xưa thì mỗi nhà sẽ có 3 vị Táo quân do đó phải chuẩn 3 chiếc mũ. Trong đó, có 2 chiếc mũ của ông và một chiếc mũ của bà, đối với mũ của ông thì phải có 2 cánh chuồng đưa lên, còn nón bà không có cũng được. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần phải chuẩn bị một ít giấy tiền vàng mã để đốt sau khi hoàn thành lễ cúng.

Ngoài ra, gia chủ còn phải chuẩn bị một mâm cơm cúng thật tươm tất để dâng lên các vị, mâm đồ cúng bao gồm các thứ như gạo, muối, thịt luộc, nước trà, rượu, xôi, trầu, cau, hoa quả và cá chép, lưu ý khi chuẩn bị cá chép đó là phải chuẩn bị đủ 3 con), số lượng đồ cúng có thể ít hơn tùy điều kiện của mỗi nhà. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, nên luộc thêm một con gà mới tập gáy để cầu mong cho đứa trẻ sau này lớn lên khỏe mạnh, giỏi giang, kiên cường như những chú gà tồ.

Cúng ông Táo: đừng để “tan cửa nát nhà” vì không biết những điều này

Lời khuyên dành cho nàng dâu mới lần đầu đón Tết nhà chồng

Cúng ông Táo vào lúc nào là tốt nhất?

Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà bạn có thể cúng vào buổi trưa, tối ngày 22 hoặc buổi sáng ngày 23 tháng Chạp. Nhưng tuyệt đối không được để qua 12 giờ trưa, vì sau giờ đó họ không thể khởi hành lên thiên đình sẽ bị Ngọc Đế trách phạt và gia chủ năm mới cũng sẽ không được an ổn, mọi công việc đều sẽ gặp nhiều khó khăn trắc trở, gia đình xào xáo.

Đối với việc chuẩn bị cá chép để cúng ông Táo, gia chủ phải chuẩn bị đủ 3 con, bỏ vào một chiếc chậu đặt trước mâm cúng, nếu muốn bảo vệ môi trường và tiết kiệm, gia chủ cũng có thể đặt vào đó 3 con cá chép bằng giấy tượng trưng là được. Đây là thứ không thể thiếu trong ngày cúng đưa ông táo về trời, vì theo dân gian thì nó chính là phương tiện đưa họ lên trời do cá chép có thể hóa rồng. Không chỉ vậy, việc cúng cá chép còn mang theo nhiều ý nghĩa tốt lành trong năm mới.

Cúng ông Táo: đừng để “tan cửa nát nhà” vì không biết những điều này

Những điều kiêng kị trong ngày Tết mà nàng dâu mới phải biết

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật là có thể đốt nhang cúng, mỗi lư hương chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén nhang là đủ không nên cắm quá nhiều. Khi nhang cháy đến 2/3, thì đưa giấy tiền vàng mã ra đốt, rồi đổ vào đống tro đó 3 chén rượu và đưa cá chép đi thả hoặc đốt như vậy là nghi lễ đưa ông Táo về trời đã được hoàn thành.

Đăng ký ngay để nhận ưu đãi

Cúng ông Táo: đừng để “tan cửa nát nhà” vì không biết những điều này

(NANCYPHAM BRIDAL)

dịch vụ trọn gói