Lễ cưới là buổi lễ quan trong của cả đời người. Hai bên gia đình nhà trai, nhà gái đều rất chú trọng đến nghi thức cưới. Đặc biệt nhà trai phải chuẩn bị chu đáo các nghi lễ kèm theo lễ vật đám cưới. Đây là nét đẹp truyền thống và tùy vào phong tục tập quán của từng địa phương. Hãy cùng Nancy Phạm tìm hiểu các nghi thức trong lễ cưới truyền thống và cách chuẩn bị mâm quả sao cho thật tươm tất và đúng nghĩa.
Mâm quả nhà trai cần chuẩn bị.
Lễ vật đám hỏi do nhà trai chuẩn bị, gồm những tráp quả theo phong tục cưới mỗi vùng trong đó có trầu cau, rượu trà, trái cây, bánh cưới, xôi gà, heo quay,…Tùy theo phong tục và sự thống nhất của hai họ mà số lượng và lễ vật có thể thay đổi.
Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, “Con gái là con người ta”. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.
Cô dâu đẹp rạng ngời với phong cách trang điểm Thái Lan
Cơ bản mâm quả cần những thứ như sau:
+ Mâm trầu cau: thông thường là 60, 100, 120 quả cau, lá trầu có dán chữ Song Hỷ ở từng quả.
+ Mâm heo quay: trang trí đẹp mắt, gắn hoa cắt giấy ở 4 chân heo (Có thể thay thế bằng heo sữa quay, xôi gấc gà luộc tùy vùng miền)
+ Mâm rượu, thuốc lá, trà: miền Bắc tặng số lẻ, miền Nam tặng theo số chẵn.
+ Mâm bánh ngọt: bánh phu thê, bánh cốm, bánh kem, bánh in...
+ Mâm trang phục: áo dài, khăn đóng cho cô dâu. Khi nhà trai bưng quả qua nhà gái, mẹ chú rể trình đưa cho bà sui. Mẹ cô dâu mang vào phòng cho con gái và dắt con ra chào họ hàng.
+ Tiền nạp tài (tiền đen) thường được cho vào cùng với mâm trầu cau để mang tới nhà gái trong lễ ăn hỏi hoặc lễ rước dâu tùy theo phong tục mỗi gia đình. Tiền này cho vào phong bì màu đỏ, có dán chữ Hỷ hoặc hình đôi long phượng, để chung với mâm trầu cau hoặc để trong khay rượu, phủ khăn thêu đỏ mang sang nhà gái, kèm nữ trang mà nhà trai tặng cho cô dâu. Thông thường, trong phong bì đựng khoảng 5 triệu (tùy từng gia đình, nhưng số tiền phải là số lẻ 3 – 5 – 7 – 9).
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi heo cách gọi của mộc mạc của dân gian đó là ngày bỏ rào. Khi lễ ăn hỏi được tiến hành nghĩa là người con gái đó đã có nơi có chốn, không được để ý nhòm ngó bên ngoài. Mà phải giữ lễ tiết với chồng và có bổn phận trách nhiệm với nhà chồng. Lễ ăn hỏi cũng là dịp để hai gia đình ngồi lại với nhau để định ngày cưới.
CÁC KIỂU TÓC ĐẸP PHÙ HỢP VỚI CÔ DÂU CÓ KHUÔN MẶT TRÒN
Lễ xin dâu
Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu sẽ đến và xin phép được vào làm lễ bái gia tiên, xin rước dâu.
Lễ rước dâu
Sau khi hoàn thành tổ chức tiệc ở nhà gái, nhà trai sẽ tiến hành lễ rước dâu. Lễ rước dâu truyền thống được thực hiện như sau: Đoàn rước dâu nhà trai sẽ đi theo từng đoàn, người cao tuổi trong dòng họ sẽ cầm hương đi trước theo sau là những người mang sính lễ.
NHỮNG KIỂU TÓC QUYẾN RŨ DÀNH RIÊNG CHO CÔ DÂU TÓC NGẮN
Tại nhà gái, đại diện người cao tuổi sẽ thắp hương và vái trước bàn thờ tổ tiên cùng rước đoàn nhà trai vào. Cô dâu và chú rể cũng làm lễ trước bàn thờ gia tiên nhà gái. Sau đó, cô dâu chú rể bưng trầu đi mời họ hàng. Bố mẹ và gia đình sẽ tặng quà cho con gái. Đồng thời nhà gái cũng bày cỗ bàn để quan viên hai họ cùng chung vui. Tiệc tan, đoàn sẽ rời nhà gái về nhà trai và tổ chức hôn lễ tại đó. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.
Lễ lại mặt
Lễ lại mặt hay còn gọi là ngày nhị hỉ. Sau ngày cưới, cô dâu sẽ trở về nhà gái, mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật trong ngày lại mặt gồm có: trầu, xôi, lợn. Nhà gái sẽ chuẩn bị một bữa cơm thân mật để mời cặp vợ chồng mới cưới.
Đăng ký ngay để nhận ưu đãi
(NANCYPHAM BRIDAL)
Bình luận (0)
Để lại bình luận