7 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHONG TỤC ĂN HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT

1. Lễ vật ăn hỏi

Lễ vật xin hỏi cưới rất quan trọng trong nghi thức cưới hỏi của người Việt Nam. Nó thể hiện sự tôn trọng, quý mến của nhà trai đối với nàng dâu tương lai và lòng biết ơn trước công sức dưỡng dục của cha mẹ nàng.

Thường mâm quả lễ vật buộc phải có là trầu cau, cặp bánh phu thê + bánh cốm xanh hoặc bánh chưng + bánh dày tượng trưng cho âm dương (ngày nay có thể thay bằng xôi gấc và gà), rượu + trà + thuốc, trái cây ngũ quả,…Ngoài ra, tùy vào điều kiện gia đình nhà trai mà có thêm các quả khác như bánh kem, bánh pía, heo quay, chả lụa, nem,…và tiền hỗ trợ nhà gái lo đám cưới trong tương lai.

Chú rể cần chuẩn bị hoa cưới và nhẫn đính hôn để trao tặng cô dâu.

7 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHONG TỤC ĂN HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT

9 ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG ĐÁM CƯỚI MÀ BẠN CẦN BIẾT

2. Nghi thức dẫn lễ

Lễ vật phải được xếp ngay ngắn, trang trí tỷ mỉ, bỏ vào mâm quả sơn son thếp vàng, có phủ khăn hồng hoặc khăn đỏ. Đội bưng mâm quả phải ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, lịch sự với áo sơ mi, quần tây, thắt nơ đỏ hoặc caravat.

Khi đến nhà gái phải dừng lại cách xa khoảng 100m để chỉnh đốn trang phục, mâm quả, xếp hàng ngay ngắn tiến về cổng nhà gái để bắt đầu xin phép thưa chuyện. Khi được nhà gái cho phép thì mới từ từ tiến vào trao mâm quả cho đội bưng quả nhà gái để tiến hành làm lễ hỏi cưới.

7 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHONG TỤC ĂN HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT

3. Nhà gái cần chuẩn bị những gì?

Lễ ăn hỏi chủ yếu diễn ra ở nhà gái, vì vậy nhà gái cần phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí bàn thờ gia tiên với hoa tươi, trái cây kết rồng phượng, chuẩn bị trà nước, bánh kẹo, một bàn để sính lễ, một bàn để ngồi bàn chuyện hôn nhân đại sự của hai gia đình và một vài bàn cho khách thân quen đến tham gia.

Chuẩn bị đội bưng mâm quả tương đương với số quả nhà trai mang đến đã được báo trước. Đội ngũ bưng quả này thường là nữ, mặc áo dài hồng, hoặc đỏ.

Chuẩn bị tiệc mặn để đãi gia đình hai bên và bạn bè thân quen đến chung vui.

7 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHONG TỤC ĂN HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT

4. Trang phục trong lễ ăn hỏi

Cô dâu thường mặc áo dài hồng, đỏ, đội khăn đóng, cài vương miện, hoa tươi. Hiện đại hơn, cô dâu có thể mặc đầm dạ hội trong đám hỏi của mình.

Chú rể có thể mặc áo dài, khăn đóng cùng kiểu với cô dâu. Nhưng thông thường thì chú rể mặc đồ vest , thắt nơ hoặc caravat.

Cha mẹ cô dâu chú rể thường mặc áo dài, đồ tây hoặc vest.

Đội bưng mâm quả nhà trai mặc quần tây, áo sơ mi trắng, hoặc áo cùng màu, đeo nơ đỏ, caravat. Đôi nhà gái mặc áo dài cùng màu, hoặc mặc đầm. Nếu muốn độc đáo hơn, cả nhà trai nhà gái sẽ thống nhất thuê áo dài khăn đóng cho đội bưng quả hai bên để trông đẹp hơn.

7 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHONG TỤC ĂN HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT

5. Điều kiêng kỵ cô dâu làm trong ngày ăn hỏi.

Trong ngày ăn hỏi, cô dâu thay trang phục, trang điểm làm tóc chỉn chu và ngồi chờ trong phòng của mình. Chỉ khi nào chú rể hoặc cha mẹ vào đón cô dâu ra thì mới được ra gặp mặt nhà trai, nếu không sẽ bị cho là kém duyên và thất lễ.

Sau khi cùng chú rễ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, hai người sẽ cầm ấm trà và đến từng bàn để rót nước mời khách hai bên.

7 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHONG TỤC ĂN HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT

6. Nghi thức lại quả cho nhà trai

Sau khi nhận lễ vật, nhà gái sẽ đặt một phần lễ lên bàn thờ để cúng gia tiên. Số quả còn lại sẽ được chia ra để “lại quả” cho nhà trai.

Phần lễ để “lại quả” cho nhà trai phải bằng hoặc ít hơn nhà gái chứ không được nhiều hơn. Riêng với mâm cau, nhà gái cần phải dùng tay xé chứ không được dùng dao cắt nếu không sẽ làm cho cuộc sống vợ chồng của đôi trẻ bị chia cắt. Mặt khác, khi nhà trai bê phần ‘lại quả’ về thì phải để ngửa nắp mâm quả lên trên chứ không được úp kín mâm quả như ban đầu.

Đội bưng mâm quả nhà gái xếp hàng ngay ngắn và sẽ trao phần “lại quả” này cho nhà trai trước khi ra về.

7 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHONG TỤC ĂN HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT

7. Nghi lễ biếu trầu cau trong thủ tục ăn hỏi.

Theo phong tục xưa, sau lễ ăn hỏi, cô dâu và nhà gái sẽ chia lễ vật thành từng gói nhỏ và mang đi biếu cho họ hàng, hàng xóm láng giềng… như một lời thông báo cho mọi người biết rằng cô gái đã có nơi có chỗ. Việc chia bánh trái, trầu cau phải chia theo số lượng chẵn từ bốn trở lên. Trong trường hợp ngày ăn hỏi sát với ngày cưới thì trong mỗi phần quà biếu còn kèm theo cả thiệp mời cưới.

TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN NGHI THỨC “LẠI MẶT” SAU ĐÁM CƯỚI?

Ngày nay, tục biếu trầu cau đã không còn được thực hiện nhiều, và lễ ăn hỏi có thể được gộp chung vào cùng ngày cưới để thuận tiện với điều kiện hai bên gia đình. Nhưng dù như thế nào thì lễ ăn hỏi cũng là một nghi lễ cực kì quan trong trong đám cưới, vì vậy các bạn trẻ cần phải lưu ý 7 điều cần biết về phong tục ăn hỏi của người Việt.

Đăng ký ngay để nhận ưu đãi

7 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHONG TỤC ĂN HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT

(NANCYPHAM BRIDAL)

dịch vụ trọn gói