Ngày cưới bận rộn có thể khiến bạn quên mất những điều tưởng như nhỏ nhặt nhưng khi phát sinh lại dẫn đến nhiều lúng túng, lo lắng. 5 giải đáp hóc búa cho đám cưới mà bạn cần biết để không phải hoang mang trong ngày trọng đại của mình.
1. Cô dâu đứng phía nào bên chú rể?
Theo phong tục của người Việt, bất cứ việc gì như đeo nhẫn, vị trí đứng cúng bái, dâng trà đều theo cấu trúc “Nam tả nữ hữu” . Trong ngày cưới cũng vậy, chú rể đứng bên trái và cô dâu đứng bên phải của chú rể. Theo đó nhà gái sẽ tập trung ngồi ở cánh phải và nhà trai sẽ tập trung ngồi ở cánh trái cùng phía với cô dâu chú rể.
11 CÔNG VIỆC NHẤT ĐỊNH CẦN CHUẨN BỊ CHO ĐÁM CƯỚI CỦA BẠN
2. Đeo nhẫn cưới ở đâu khi đã có nhẫn đính hôn ở ngón áp út?
Nhẫn cưới vẫn phải đeo ở ngón áp út. Nếu đã có nhẫn đính hôn thì đeo thêm nhẫn cưới vào. Tuy nhiên, để trông đẹp mắt và không bị lung túng, cô dâu nên nhờ người nhà giữ hộ nhẫn đính hôn để bàn tay trống trải cho chú rể đeo nhẫn cưới, vừa giúp chú rể không ngượng ngùng, vừa trông đẹp mắt hơn. Sau lễ cưới có thể đeo nhẫn đính hôn ở bàn tay khác, hoặc đeo cùng nhẫn cưới.
3. Ai dẫn cô dâu lên sảnh đường?
Thường là Bố của cô dâu sẽ dẫn cô dâu đi dọc theo sảnh đường để đến với chú rể và trao lại tay cô dâu cho chú rể. Người ta quan niệm rằng, con gái là tình nhân kiếp trước của Bố. Đến kiếp này làm con gái để trả hết duyên, cho nên khi trao tay con gái cho con rể là hình thức trao duyên êm đẹp và duy trì hạnh phúc vĩnh cửu cho con gái của mình.
11 CÔNG VIỆC NHẤT ĐỊNH CẦN CHUẨN BỊ CHO ĐÁM CƯỚI CỦA BẠN
4. Ai là người mở lúp voan cưới của cô dâu?
Ở Việt Nam, trong lễ cưới diễn ra ở nhà thờ hoặc thậm chí trong tiệc cưới chính của các gia đình có truyền thống tôn giáo lâu đời, sẽ có phần Bố dẫn tay con gái đi dọc theo lối đi của thánh đường, và trao tay lại cho con rể đang đợi sẵn ngay ở cuối lối đi. Thì việc vén lúp cưới cho cô dâu thường sẽ do chú rể thực hiện, sau khi đã nhận bàn tay cô dâu từ phía bố vợ của mình.
NHỮNG KIỂU TÓC ĐẸP VÀ HỢP NHẤT VỚI VOAN ĐỘI ĐẦU
5. Làm thế nào để lễ cưới và tiệc cưới không bị “loãng” vì quá xa nhau?
Có nhiều nghi lễ tổ chức khác địa điểm tiệc cưới như bãi biển, nhà thờ, sân vườn, du thuyền…Việc gián đoạn về mặt không gian có thể dẫn tới nhiều hệ lụy không hay, quan khách chờ đợi và hoang mang không biết chuyện gì đang xảy ra, chưa kể thời gian tiến hành lễ có thể bị kéo dài, dẫn tới tâm lý khó chịu nơi những người dự tiệc.
Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này là nhờ MC thông báo cho tất cả khách mời tiệc biết là phần lễ sẽ đươc tổ chức ngay bên ngoài, và họ có thể theo dõi diễn tiến của không gian lễ ngay trên màn hình lớn được đặt tại sân khấu phòng tiệc. Có thể mọi người sẽ bình tâm theo dõi phần lễ của bạn và cũng không nóng lòng vì không biết chuyện gì đang xảy ra.
Dù sao thì vẫn phải cố gắng sắp xếp sao cho phần nghi lễ và tiệc cưới không quá xa nhau, để tất cả mọi người có thể tham dự trực tiếp vẫn là hay nhất.
Đăng ký ngay để nhận ưu đãi
(NANCYPHAM BRIDAL)
Bình luận (0)
Để lại bình luận