1. Chọn ngày cưới, địa điểm tổ chức
Không phải “thầy bói” nào cũng đồng quan điểm để đưa ra một ngày cưới đẹp cho cặp đôi. Cả hai nên cùng bàn bạc và giao cho gia đình một bên chọn ngày tổ chức cưới, bên còn lại trừ trường hợp tệ lắm mới bàn bạc lại, còn không nên xem xét chấp nhận.
Nếu nhà trai và nhà gái đãi tiệc riêng thì không có gì xảy ra. Nhưng nếu hai bên cùng làm chung thì địa điểm tổ chức dễ gây ra tranh cãi. Cả hai nên ngồi lại lắng nghe nhau và phân tích cụ thể sao cho hợp lí nhất. Đừng vì sở thích và cái tôi của mình mà gây nên mâu thuẫn không đáng có.
CHIÊM NGƯỠNG NHỮNG CỔNG HOA CƯỚI TUYỆT VỜI NHẤT
2. Phong cách đám cưới
Cô dâu và chú rể rất hay tranh cãi nhau về phong cách tổ chức cưới. Người muốn tổ chức lãng mạn ngoài sân vườn, người muốn tổ chức trong sảnh khách sạn cho tươm tất hoặc thuê sân để tổ chức cho tiết kiệm.
Dù sao thì cả hai đều mong muốn ngày cưới diễn ra thật vui và trang trọng. Vì vậy, hãy ngồi lại bàn luận và cân nhắc tài chính khi quyết định. Có thể nhờ sự góp ý từ gia đình hai bên để đưa ra quyết định cuối cùng. Mỗi người nhường nhịn nhau một chút, nếu chú rể chọn sảnh cưới, thì hãy để cô dâu quyết định màu sắc cưới hoặc những cái khác.
3. Khác biệt phong tục cưới
Đây là vấn đề tranh cãi gây căng thẳng nhất đối với cả hai bên gia đình và cô dâu chú rể. Mỗi cô dâu chú rể ai cũng muốn kết hôn theo phong tục ở quê mình, trong khi mỗi vùng miền Việt Nam phong tục cưới khác nhau.
Cô dâu chú rể phải bình tĩnh, chuyện trò cởi mở và tiếp thu các phong tục tại quê hương người bạn đời tương lai, từ đó thống nhất những điều cần giữ, những việc có thể giản tiện đi. Nếu cha mẹ hai bên xảy ra điều không vừa ý, đôi uyên ương nên là cầu nối giữ gìn hòa khí giữa hai nhà.
Các phong tục cưới nên theo nguyện vọng của gia đình cô dâu vì nghi lễ sẽ thực hiện tại nhà gái, còn khi đón dâu về nhà trai, gia đình chú rể có thể đưa ra những phong tục cổ truyền của quê hương mình, để nhà gái cân nhắc tiếp nhận.
4. Chi phí đám cưới
Khi quyết định cưới, hai bạn phải tiết kiệm và có ngân sách cho đám cưới. Nếu gia đình hai bên hỗ trợ thì phải bàn bạc cụ thể và nói rõ chi tiêu những gì để tránh xảy ra mâu thuẫn tế nhị.
Các bạn nên có suy nghĩ rằng, đám cưới là ngày vui chung, vì vậy cả cô dâu và chú rể đều phải có trách nhiệm lo lắng, chi trả cho hôn lễ, không thể dành trọn trách nhiệm chi tiền cho riêng ai.
NHỮNG BÍ KÍP NHẤT ĐỊNH PHẢI NẰM LÒNG TRƯỚC KHI KẾT HÔN
5. “Động phòng” trước cưới.
Với tâm lí sắp trở thành vợ chồng, nên đôi khi chú rể muốn “động phòng” trước. Và vấn đề này rất dễ xảy ra tranh cãi vì bạn gái thì muốn giữ giây phút thiêng liêng đó vào ngày vui, bạn trai khi bị chối từ thì lại nghĩ vợ tương lai không yêu thương và tin tưởng mình.
Cô dâu cần là người cương quyết, nhưng vẫn thể hiện thái độ nhẹ nhàng, thuyết phục chàng chờ tới ngày tân hôn. Với những chàng trai nghiêm túc, chắc chắn họ sẽ không còn băn khoăn nhiều đến vấn đề này nữa. Nếu cô dâu cảm thấy vấn đề này không quá khắt khe, bạn có thể chia sẻ cùng chồng tương lai quan điểm, để cả hai hiểu nhau hơn.
Chắc chắn là trong khi chuẩn bị cưới các cặp đôi sẽ có lúc gặp một vài điều trong 5 bất đồng quan điểm dễ xảy ra nhất trước ngày cưới gây ra tranh cãi gay gắt. Nếu không có cách giải quyết, đôi bên sẽ tự tạo ra căng thẳng, áp lực cho nhau. Nếu bất đắc dĩ không thể thống nhất ý muốn của cả hai, cặp đôi nên nghiêm túc suy nghĩ về quyết định gắn bó, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra trong tương lai.
Đăng ký ngay để nhận ưu đãi
(NANCYPHAM BRIDAL)
Bình luận (0)
Để lại bình luận