Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn, là một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam nhằm loan tin báo cho người thân, bạn bè biết người con gái này là vợ tương lai của chàng trai, và dịp lễ này hai gia đình sẽ bàn bạc, chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới cho đôi trẻ.
Để giúp các bạn sắp cưới hình dung rõ lễ ăn hỏi là như thế nào. Nancy Phạm xin chia sẻ những trình tự nghi thức trong lễ ăn hỏi của người Việt để gia đình hai bên cô dâu chú rể không lúng túng và sơ sót trong ngày này.
Chuẩn bị lễ vật
Lễ vật đám hỏi do nhà trai chuẩn bị, gồm những tráp quả theo phong tục cưới mỗi vùng trong đó có trầu cau, rượu trà, trái cây, bánh cưới, xôi gà, heo quay,…Tùy theo phong tục và sự thống nhất của hai họ mà số lượng và lễ vật có thể thay đổi.
Bên cạnh đó, nhà trai phải chuẩn bị nữ trang (bông tai, nhẫn đính hôn,…), tiền nạp tài, đèn cầy, hoa cầm tay cho cô dâu, một khay rượu có trầu cau têm cánh phượng để làm lễ.
Cử ra một người lớn tuổi, có uy tín làm chủ hôn và một chú rể phụ bưng khay rượu cùng một nhóm người bưng quả theo số lượng tráp quả đã thống nhất.
Nhà gái cũng phải chuẩn bị một người đại diện và số người tương ứng nhận lễ từ nhà trai.
Có thể chuẩn bị thêm phong bao lì xì cho người bưng quả để “mua duyên”.
TẠI SAO PHẢI TỔ CHỨC LỂ ĂN HỎI TRƯỚC KHI ĐÁM CƯỚI?
Xin phép hành lễ
Khi nhà trai đến trước cổng nhà gái thì chỉnh chu lại trang phục, hàng ngũ ngay ngắn, lễ vật trịnh trọng. Người đại diện nhà trai sẽ cùng chú rể phụ bưng khay trầu rượu tiến vào chào hỏi trước và xin phép cho nhà trai vào làm lễ xin hỏi dâu. Nhà gái cảm thấy giờ lành đã đến thì cho phép nhà trai vào. Lúc này, nhà trai được thông báo có thể tiến vào cổng để trao mâm quả, lễ vật tại cổng cho nhà gái, rồi mới được tiến đến bàn thờ để làm nghi lễ chính thức.
NHỮNG CỔNG HOA ĐẸP MÊ HỒN CHO ĐÁM CƯỚI CỦA BẠN
Nghi thức lễ ăn hỏi
Cô dâu phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào trao hoa và đón ra để ra mắt gia đình. Nhà gái sẽ nhận lễ vật từ nhà trai và đặt một một phần lên bàn thờ gia tiên, (đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao, kéo để cắt) để gia tiên chứng giám.
Nhà gái lần lượt giới thiệu các thành viên trong gia đình, sau đó đến lượt nhà trai giới thiệu. Đôi trai gái ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ và chú rể trao nhẫn đính hôn cho cô dâu. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách. Mẹ chú rể sẽ trao tặng bông tai cho cô dâu và các nữ trang khác tùy điều kiện gia đình.
Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình trai để hai bên gia đình có thời gian hàn huyên truyện trò và tạo sự gắn kết giữa hai gia đình. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái “lại quả” (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để báo hỉ, chia trầu bằng cách chia lễ vật nhà trai mang đến thành những phần nhỏ mang tới các gia đình họ hàng. Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ định luôn ngày cưới cho đôi trẻ.
9 KINH NGHIỆM CHUẨN BỊ KHI ĐI CHỤP HÌNH NGOẠI CẢNH MÀ BẠN CẦN BIẾT
Đăng ký ngay để nhận ưu đãi
(NANCYPHAM BRIDAL)
Bình luận (0)
Để lại bình luận