PHONG TỤC RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI MIỀN NAM

Lễ rước dâu rất quan trọng trong mọi phong tục cưới của các vùng miền Bắc - Trung - Nam. Hôm nay, Nancy Phạm xin chia sẻ cho các bạn về PHONG TỤC RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI MIỀN NAM nhé!

PHONG TỤC RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI MIỀN NAM

7 TUYỆT CHIÊU CỰC HAY CHO ĐÁM CƯỚI GẤP ĐƯỢC TRỌN VẸN

Hôn lễ chính cử hành tại bàn thờ tổ tiên trong gia đình.

Bàn thờ phải có đủ "hương đăng hoa quả". Họ hàng nhà trai đến phải có người làm mai đi đầu.

Lễ vật gồm: trái cây, bánh kẹo, trầu cau. Ngoài ra, phải có cặp đèn (nến) trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ. Đây được xem là nét văn hóa, linh thiêng của dân tộc Việt.

PHONG TỤC RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI MIỀN NAM

Ðại diện nhà trai kính cẩn mời nhà gái uống trà, rượu, và mời ăn trầu. Hai bên bàn bạc với nhau vài chi tiết, tặng nữ trang, tiền mặt. Khi trưởng tộc nhà gái tuyên bố:"Xin làm lễ lên đèn" là lúc đôi bạn trẻ chính thức trở thành vợ chồng.

PHONG TỤC RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI MIỀN NAM

XU HƯỚNG CHỤP ẢNH CƯỚI THEO PHONG CÁCH HÀN QUỐC

Lên đèn là nghi lễ quan trọng và thiêng liêng.

Hai ngọn nến to do nhà trai đem đến được đặt trên bàn thờ ông bà. Người trưởng tộc khui một chai rượu do nhà trai đem đến đứng trước bàn thờ, giữa cô dâu và chú rể, chờ lửa ở hai ngọn nến cháy đều, ông trưởng tộc trao cho hai vợ chồng mỗi bên một ngọn để cắm vào chân đèn. Ngọn đèn phải cháy thong dong, đều đặn, nếu bên cao bên thấp thì sẽ có dư luận chàng rể sợ vợ, cô dâu sẽ “làm chồng”.

PHONG TỤC RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI MIỀN NAM

Lễ lên đèn có một sự tôn nghiêm kỳ lạ với ý nghĩa: lửa là sự sống, niềm lạc quan, nối quá khứ đến hiện tại, mặt đất lên trời...Chính vì thế, đây là một nghi thức bắt buộc không thể thiếu ở mọi hôn lễ từ xưa đến nay của người miền Nam.

 

PHONG TỤC RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI MIỀN NAM

Đăng ký ngay để nhận ưu đãi

PHONG TỤC RƯỚC DÂU TRONG ĐÁM CƯỚI MIỀN NAM

(NANCYPHAM BRIDAL)

dịch vụ trọn gói