Bạn chuẩn bị xây dựng gia đình? Hoặc có người thân chuẩn bị kết hôn? Bạn cần tìm hiểu những điều không thể thiếu trong nghi lễ gia tiên ngày cưới sau đây:
Cô dâu chú rể phải bái lạy như thế nào trước bàn thờ tổ tiên?
Theo phong tục của người Việt Nam, việc bái lạy được quy định như sau:
– Đối với người đã mất thì cô dâu chú rể phải lạy bốn lạy. Với người sống thì hai lạy.
– Thế lạy phải cung kính. Cô dâu trao hoa cầm tay cho phù dâu rồi mới tiến hành làm lễ, đầu phải cúi thật sát đất, động tác phối hợp đều đặn, lạy xong cô dâu chú rể đứng thẳng người nghiêm trang trước bàn thờ rồi bái.
Sau khi nhà gái đã nhận quả từ nhà trai, mâm quả sẽ được đặt trước bàn thờ gia tiên. Thông thường, tráp trầu cau được đặt chính giữa vì tráp này được mở đầu tiên để dâng lên bàn thờ tổ tiên.
Theo thứ tự “nam tả nữ hữu”, các đại diện bên nhà gái đứng bên phải còn nhà trai đứng bên trái bàn thờ. Người chủ hôn nhà trai mở đầu bằng việc nói về ý nghĩa khi đem lễ vật tới. Đáp lời nhà trai, cha của cô dâu chấp nhận, sau đó nhà trai xin phép mở nắp tráp rồi trình lễ vật. Tiếp đó, cô dâu được cha hoặc mẹ dắt từ trong phòng ra để chào họ hàng hai bên rồi chuẩn bị làm nghi lễ gia tiên.
XU HƯỚNG ÁO DÀI CƯỚI CỰC ĐẸP CHO CÔ DÂU 2017.
NGHI LỄ GIA TIÊN TRONG ĐÁM HỎI
Trong lễ ăn hỏi, Theo phong tục của người miền Nam, lễ gia tiên sẽ được mở đầu với việc chủ hôn nhà trai trình họ nhà gái cặp nến để làm lễ lên đèn. Thủ tục lên đèn xong thì Cha (hoặc anh trai, em trai) cô dâu bước tới trước bàn thờ, đốt nhang, khấn gia tiên. Cha cô dâu lạy bốn lần rồi thắp nhang lên bàn thờ để mở đầu cho chú rể bước tới làm lễ.
Có nơi làm ngược lại, thủ tục lên đèn được thực hiện sau khi đã đốt nhang, khấn gia tiên xong. Sau đó chú rể làm lễ khấn, bái trước bàn thờ gia tiên. Trong khi đó, cô dâu và gia đình đứng chứng kiến. Khi đã xong, đôi uyên ương quay ra lạy ông bà, cha mẹ vợ. Tuy nhiên, một số địa phương thì tân lang tân nương đều làm lễ khấn, bái gia tiên cùng lúc.
LỄ GIA TIÊN TRONG ĐÁM CƯỚI
Bên nhà trai
Trước khi khởi hành qua nhà gái, nhà trai thường chuẩn bị mâm cơm để làm lễ cúng bái gia tiên. Chủ hôn và chú rể sẽ làm lễ trước bàn thờ tổ tiên.
Khi nhà trai rước dâu về, mẹ chồng sẽ đích thân ra đón con dâu. Nghi lễ đầu tiên là cô dâu phải vào cử hành lễ gia tiên ở nhà chồng rồi chào họ hàng bên chồng.
Bên nhà gái
Dẫn đầu đoàn nhà trai là trưởng tộc hay một vị lão niên. Khi gần tới nhà gái, họ nhà trai sẽ dừng lại. Một người lớn tuổi trong họ nhà trai sẽ cùng với rể phụ bưng khay trầu rượu bước tới nhà gái, trình rượu và báo giờ làm lễ rước dâu. Đại diện nhà gái sẽ bước ra chào đón họ nhà trai. Họ nhà trai được mời vào. Thứ tự đứng tính từ trong bàn thờ ra thì đầu tiên chủ hôn, cha mẹ rồi mới đến vai vế khác như bác, chú,…
Sau lời mở đầu nói về mục đích gặp gỡ của hai họ, đại diện nhà trai xin phép rước dâu về. Khi được họ nhà gái cho phép, chú rể vào phòng để trao hoa cho cô dâu rồi sau đó cùng nhau tiến hành làm lễ bái gia tiên. Làm lễ gia tiên xong, đôi uyên ương đến lạy ông bà, cha mẹ vợ. Theo như trước đây thì làm hai lạy nhưng ngày nay các bậc cha mẹ thường bỏ qua thủ tục này cho cô dâu chú rể bớt lo lắng.
Xã hội phát triển, cuộc sống của người dân có nhiều biến chuyển thì hệ thống phong tục và nghi lễ cũng phải chuyển đổi để phù hợp với nếp sinh hoạt hiện đại. Tuy nhiên, phong tục làm lễ trước gia tiên vẫn được người Việt gìn giữ, đó là nét văn hóa đẹp được lưu truyền qua bao thế hệ.
XU HƯỚNG VÁY CƯỚI XANH TRẦM LÊN NGÔI TRONG NĂM 2017
1. Thời điểm lễ gia tiên
– Trong ngày cưới, nghi thức này tiến hành ở cả lễ ăn hỏi và lễ cưới.
– Với đám hỏi, lễ gia tiên chỉ diễn ra tại nhà gái, khi đó cô dâu chú rể sẽ thắp hương ở bàn thờ nhà gái. Tới ngày cưới, lễ gia tiên sẽ tiến hành ở cả hai gia đình.
– Trong cả lễ ăn hỏi và lễ cưới, nghi thức gia tiên thường diễn ra cuối cùng, sau khi nhà trai và nhà gái đã thưa chuyện xong cũng như đồng ý về việc cưới hỏi.
2. Thành phần tham gia
– Lễ gia tiên diễn ra tại nhà nào thì phụ huynh của gia đình sẽ đưa cô dâu chú rể lên phòng thờ và thắp hương. Ví dụ, với lễ gia tiên ở nhà gái, bố mẹ cô dâu sẽ cùng đôi uyên ương thực hiện nghi lễ báo cáo với tổ tiên.
3. Lễ vật không thể thiếu
– Trong đám cưới và đám hỏi, nhà trai đều phải chuẩn bị một lễ vật nhỏ, gồm trầu cau, phong bì lễ đen (là lễ vật tiền hoặc vàng) để mang tới nhà gái thắp hương.
– Nhà gái cũng cần chuẩn bị mâm ngũ quả và làm mâm cơm cúng đặt lên bàn thờ giống như lễ vật tại các
– Với lễ gia tiên ở miền Nam, đôi đèn cầy lớn chạm khắc hình long phụng là vật phẩm quan trọng, không thể bỏ qua. Cặp đèn cầy này cũng phải do nhà trai chuẩn bị. Gia đình nhà gái cũng sẽ chuẩn bị hai chân đèn để cắm đèn cầy. Để chân và đèn cầy khớp nhau, hai nhà nên thống nhất trước kích cỡ, để khi làm lễ gia tiên không mắc phải những điều sai sót. Người miền Nam quan niệm, khi thắp đèn cầy (nến) trên bàn thờ như vậy, hạnh phúc của đôi trẻ cũng sẽ hạnh phúc, ấm áp như ngọn lửa đèn cầy.
– Trong lễ đón dâu, khi tân nương mới về nhà chồng, gia đình chú rể sẽ chuẩn bị một mâm quả, xôi, gà luộc hoặc cầu kỳ hơn, có thể đặt mâm trái cây hình long phụng để bàn thờ thêm đẹp mắt và làm lễ vật thắp hương.
4. Nghi thức lễ gia tiên
– Tại cả nhà gái và nhà gái: Cha cô dâu, chú rể hoặc đại diện nam giới trong họ sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thờ, đồng thời cũng là người đọc bài khấn trước tổ tiên. Bài khấn này thường được các gia đình xin tại chùa. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện.
Để nghi lễ gia tiên diễn ra suôn sẻ hai gia đình cần chuẩn bị các lễ vật chu đáo và sửa soạn, dọn dẹp bàn thờ cũng như hướng dẫn đôi uyên ương trẻ các bước trong nghi lễ để mọi công việc diễn ra chu đáo, trang trọng.
Đăng ký ngay để nhận ưu đãi
(NANCYPHAM BRIDAL)
Bình luận (0)
Để lại bình luận