Trong tiệc cưới, cách dự tính khách mời đám cưới là việc cực kỳ quan trọng, để giúp bạn và gia đình không bị bội chi cũng như kiểm soát được công việc tiếp đón chu đáo. Kinh nghiệm dự tính khách mời và cách mời đám cưới hoàn hảo nhất sẽ đúc kết lại cách tính toán cực kỳ chi tiết và giúp các bạn biết cách mời khách sao cho thân thiện và tiết kiệm thời gian nhất.
thắc mắc về nhẫn cưới mà cô dâu chú rể nào cũng muốn biết
1. Kinh nghiệm lên danh sách các khách mời đám cưới
Nhóm khách mời 1: Hàng xóm láng giềng, bạn của bố mẹ, người thân
Đây có thể gọi là “lực lượng nòng cốt” của buổi tiệc. Những mối quan hệ này thường lâu năm và bền chặt. Vì vậy, hãy ước tính rằng 90% trong số họ sẽ tham dự.
Nhóm khách mời 2: Bạn bè, đồng nghiệp
Những bạn bè, đồng nghiệp đã có gia đình, có điều kiện khá giả và bạn vẫn hay gặp gỡ thì 90% số bạn bè này sẽ đến đám cưới bạn. Nếu là những người không gặp trong 1 năm qua thì chỉ có 70% tham dự mà thôi.
8 GIAI ĐOẠN MÀ CÁC CẶP ĐÔI PHẢI TRẢI QUA TRONG HÔN NHÂN
2. Cách tính toán khách mời đám cưới
– Khách mời là hàng xóm, người thân: Khoảng 85% sẽ tham dự.
– Khách mời là bạn bè đã có gia đình, hay gặp mặt và khá giả: Khoảng 85% sẽ tới dự.
– Khách mời là bạn bè không gặp trong khoảng một năm trở lại: Chỉ có tầm 40% sẽ tham dự.
Vậy, công thức tính như sau: Nếu bạn có 150 người trong danh sách khách mời, 50 trong số đó là hàng xóm (người thân) và 100 người là bạn bè, cách tính là: (50×65%) + (100×90%)= 122,5. Như vậy, khoảng 123 người sẽ đến dự đám cưới.
Tất nhiên cách tính trên chỉ mang tính tương đối, bạn nên dự trù những tình huống bất ngờ để mọi việc có thể diễn ra suôn sẻ.
Sau khi lên được danh sách khách mời đám cưới bạn mới chỉ nên yên tâm 50%, để tăng khả năng khách mời sẽ đến dự đám cưới theo đúng dự tính thì việc mời đám cưới như thế nào khiến khách mời hài lòng và đến tham dự là điều quan trọng thứ hai.
CÁCH TRANG TRÍ PHÒNG CƯỚI TIẾT KIỆM NHẤT VÀ NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ
3. Mời đám cưới như thế nào?
Những câu mời đám cưới hay
Với ông bà, cô bác: thông thường, với các bậc cao niên thì nên để phụ huynh mời, tuy nhiên, vì lý do đường xá hay gì đó mà phụ huynh không mời được. Dưới đây là một số câu mời đám cưới mà bạn có thể tham khảo:
– “Thưa ông bà/cô/chú/bác, bố mẹ cháu chuẩn bị cho cháu ra ở riêng, kính mời ông bà, cô bác tới dự chung vui cùng bố mẹ và chúng cháu vào ngày tháng…địa điểm”….
-“Thưa ông bà/cô/chú/bác, vào ngày tháng….bố mẹ cháu cho cháu ra ở riêng, lẽ ra bố mẹ cháu đích thân đến mời ông bà/cô/chú/…nhưng vì lý do…nên rất mong ông bà/cô/bác thông cảm, đến chia vui cùng gia đình cháu…”
Đám hỏi có cần cầm hoa cưới không?
Kinh nghiệm mời thiệp cưới
Thời gian gửi thiệp cưới tại Việt Nam phân theo vùng miền. Vì vậy các cặp đôi nên cân nhắc tới phong tục tập quán của khách mời để lên lịch gửi thiệp. Đối với các đám cưới Miền Bắc, các bạn nên gửi thiệp trước 2,3 ngày hoặc tối đa 1 tuần. Còn ở Miền Nam, thời gian thời gian gửi thiệp thông thường sẽ là 2 tuần trở lên để khách mời sắp xếp thời gian tới dự.
Gửi thiệp quá sớm có thể dẫn đến việc các vị khách có thể quên mất ngày lễ trọng đại của bạn. Còn gửi thiệp quá muộn, ví dụ chỉ trước cưới một ngày thì nhiều khi khách mời không sắp xếp kịp đến dự cưới.
Cách mời đám cưới qua điện thoại
Tuy nhiên, với những khách ở xa, cô dâu chú rể không thể đến tận nơi mời cưới được thì cũng có thể chuyển thiệp mời qua người quen hoặc qua đường bưu điện kèm theo đó là 1 cuộc gọi thông báo cho khách biết. Những người thân nơi xa đó của các bạn sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và được trân trọng bao nhiêu.
Đăng ký ngay để nhận ưu đãi
(NANCYPHAM BRIDAL)
Bình luận (0)
Để lại bình luận