CÁCH CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH TỰ LỄ DẠM NGÕ TRONG ĐÁM CƯỚI

Bên cạnh lễ hỏi và lễ đón dâu, lễ dạm ngõ là giai đoạn không thể thiếu trong một hôn lễ. Lễ dạm ngõ được hiểu là một buổi lễ ra đời để hai bên gia đình chính thức tìm hiểu nhau trong văn hóa, phong tục, con người, chính thức xin phép cho đôi trẻ tiến đến tìm hiểu nhau để chuẩn bị cho hôn lễ… Sau khi vừa ý, hai bên gia đình mới bàn tính về chuyện hôn nhân của cô dâu, chú rể. Chính vì vậy mà lễ dạm ngõ mới được xem là khởi đầu chính thức của các cuộc hôn nhân, tạo ấn tượng tốt ban đầu để hình thành kết quả mỹ mãn là một đám cưới vẹn toàn.

Nancy Phạm xin chia sẻ cho các bạn trẻ cách chuẩn bị và trình tự lễ dạm ngõ chắc chắn cần có trong đám cưới của bạn để có một khởi đầu hôn nhân thuận buồm xuôi gió, tránh những mâu thuẫn giữa hai bên gia đình và làm đẹp lòng đôi bên.

CÁCH CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH TỰ LỄ DẠM NGÕ TRONG ĐÁM CƯỚI

1. Lễ vật trong Dạm Ngõ

Lễ vật cần thiết nhà trai chuẩn bị cho lễ dạm ngõ là một cơi trầu cau, trà, rượu ngon, bánh kẹo cùng một ít hoa quả ngon. Đây có thể xem là quà đến chơi nhà của nhà trai với nhà gái vậy.

Tùy theo nghi thức từng vùng miền mà người ta chọn lễ vật dạm ngõ khác nhau. Người miền Bắc thích lễ dạm ngõ có số lượng chẵn, người miền Nam thích lễ vật là rượu, trà, trầu cau và cả mâm ngũ quả. Đặc biệt, người miền Trung thường chuẩn bị 150 quả cau trong lễ dạm ngõ với ý hi vọng hạnh phúc trăm năm. Tựu chung lại, bạn cần chuẩn bị những lễ vật tốt nhất cho lễ dạm ngõ để ngỏ ý tôn trọng, trân trọng với nhà gái.

CÁCH CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH TỰ LỄ DẠM NGÕ TRONG ĐÁM CƯỚI

XU HƯỚNG DU LỊCH TRĂNG MẬT "PHƯỢT" TIẾT KIỆM MÀ CỰC KÌ ẤN TƯỢNG

2. Thành viên tham dự và chọn ngày giờ trong lễ Dạm Ngõ

Vì thường chỉ được tổ chức trong phạm vi hai bên gia đình nên những thành viên trong lễ dạm ngõ thường cũng chỉ là thành viên thân thiết  trong nhà. Bao gồm: chú rể, cha mẹ chú rể cùng ông bà, cô bác cùng họ hàng ruột thịt trong gia đình. Khoảng 5 đến 7 người là số lượng tốt nhất để tham dự lễ dạm ngõ. Trước ngày dạm ngõ, nhà trai thường nên báo chính xác ngày giờ dạm ngõ với những người tham gia để tránh sai sót dẫn đến mất lòng nhà gái.

Việc chọn ngày giờ tổ chức lễ dạm ngõ thường được nhà trai quyết định. Ngày giờ tổ chức lễ được xem là có sự ảnh hưởng đối với hôn nhân của đôi trẻ, vì vậy, ngày này đều được họ nhà trai lựa chọn kĩ càng bằng cách xem thầy hoặc xem sách.

CÁCH CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH TỰ LỄ DẠM NGÕ TRONG ĐÁM CƯỚI

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI THỬ TRANG PHỤC CƯỚI

3. Trình tự tiến hành lễ dạm ngõ

Theo thời gian đã thông báo đã được nhà trai quyết định, nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái rồi thực hiện các nghi thức trong lễ dạm ngõ là hỏi thăm, ngỏ ý muốn cho đôi trai gái tìm hiểu, qua lại và thể hiện mong muốn tổ chức đám cưới cho đôi trẻ trong một ngày lành trong năm.

Sau cuộc chuyện trò, nhà trai sẽ cử đại diện lên giới thiệu về gia đình cùng thưa chuyện về lý do sang chơi và ý muốn của nhà trai với gia đình nhà gái.

Trong buổi lễ thì sẽ có lời phát biểu trong lễ dạm ngõ của hai bên nhà trai và nhà gái, người phát biểu của nhà trai có thể mở đầu câu chuyện bằng việc chào hỏi, giới thiệu bản thân và thành viên bên nhà trai sau đó nhà gái cũng giới thiệu và chào hỏi tới mọi người. Tiếp đến là trình bày mục đích của buổi gặp gỡ, trình lễ vật (trầu cau). Sau những nghi thức lễ ban đầu, hai gia đình nên trò chuyện cởi mở, giữ bầu không khí thân tình khi bàn bạc chuyện hôn nhân của uyên ương.

CÁCH CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH TỰ LỄ DẠM NGÕ TRONG ĐÁM CƯỚI

Tiếp theo là lời cảm ơn, giới thiệu cùng quyết định của nhà gái đối với nhà trai. Nếu được đồng ý, nhà gái sẽ dẫn cô dâu, chú rể tương lai thắp hương ra mắt tổ tiên.

Sau đó, hai gia đình sẽ quyết định tiếp về những thủ tục của lễ ăn hỏi, thành hôn cho đôi trẻ và cuối cùng thì nhà gái sẽ tiếp đãi nhà trai uống nước, ăn trà bánh hoặc ăn bữa cơm để rút gần khoảng cách.

Đăng ký ngay để nhận ưu đãi

CÁCH CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH TỰ LỄ DẠM NGÕ TRONG ĐÁM CƯỚI

(NANCYPHAM BRIDAL)

dịch vụ trọn gói